CHĂM SÓC SẦU RIÊNG MÙA MƯA: BÍ QUYẾT GIÚP CÂY KHỎE MẠNH, TRÁI NGỌT
Mùa mưa là thời điểm để các cây ăn quả nói chung và cây sầu riêng nói riêng ra hoa kết trái, đâm chồi nảy lộc, tuy nhiên thời tiết ẩm ướt cũng là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh hại phát triển ảnh hưởng đến toàn bộ khu vườn của bà con. Để giúp Quý nhà nông nhanh chóng vượt qua giai đoạn này, Thế Giới Nông Dược sẽ chia sẻ một vài kinh nghiệm cách chăm sóc sầu riêng mùa mưa hiệu quả, khỏe mạnh, trái ngọt.
Hiểu Rõ Đặc Điểm Sinh Trưởng Của Sầu Riêng Trong Mùa Mưa
Để chăm sóc cây sầu riêng đúng cách và hiệu quả trong mùa mưa thì quý nhà nông đầu tiên cần phải hiểu rõ được đặc điểm sinh trưởng của cây sầu riêng:
Sự phát triển các bộ phận của cây sầu riêng
Rễ: mùa mưa đến thì có nghĩa là cây lá châm chồi nảy lộc vì thế rể càng phát triển mạnh hơn nữa để dễ dàng hấp thu được càng nhiều chất dinh dưỡng để nuôi lấy thân cây.
Lá: lá non cũng bắt đầu dần dần phát triển, tăng khả năng quang hợp cho cây, hấp thu nhiều năng lượng tốt nhất cho cây
Chồi: phát triển mạnh mẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cây ra hoa, kết trái.
Sâu bệnh tấn công
Với độ ẩm cao sau một trận mưa tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nhiều loại sâu bệnh hại cây sầu riêng. Các loại nấm như Phytophthora, Fusarium thường tấn công rễ, thân, lá và quả.
Bên cạnh đó, môi trường ẩm ướt cũng là điều kiện sống lý tưởng cho các loại sâu hại như rệp sáp, nhện đỏ và bọ trĩ, gây ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và năng suất của cây.
Các loại sâu bệnh tấn công sầu riêng trong mùa mưa
Ảnh hưởng của mưa lớn
Rụng hoa, trái non: Mưa lớn, gió mạnh làm rụng hoa, trái non, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất.
Gãy cành: Cành cây yếu hoặc cây quá cao dễ bị gãy, gây tổn thương cho cây và làm giảm khả năng quang hợp.
Xói mòn đất: Mưa lớn cuốn trôi lớp đất mặt, làm giảm độ phì nhiêu của đất, ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cây.
Các Biện Pháp Chăm Sóc Sầu Riêng Mùa Mưa
Vào mùa mưa được cho là giai đoạn trực tiếp ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của trái sầu riêng, để chăm sóc cây sầu riêng đúng cách và mang lại thu nhập cao cho quý nhà nông, thì dưới đây sẽ là các biện pháp để giúp Quý nhà nông dễ dàng thực hiện:
Tưới nước và thoát nước
Mưa nhiều thường gây ra tình trạng ngập úng cho cây sầu riêng. Do đó, việc quản lý nước tưới là vô cùng quan trọng. Lượng mưa tự nhiên trong mùa này thường đã đủ cung cấp độ ẩm cho cây.
Việc tưới bổ sung có thể làm tăng nguy cơ ngập úng, gây thối rễ và khiến cây dễ nhiễm bệnh. Thay vào đó, Quý nhà nông nên tập trung vào việc cải thiện hệ thống thoát nước. Định kỳ kiểm tra và đào rãnh xung quanh gốc cây để nước mưa thoát nhanh, tránh gây ngập úng.
Luôn thường xuyên kiểm tra tình trạng thoát nước của sầu riêng mùa mưa
Bón phân
Mưa lớn kéo dài sẽ khiến cho cây bị ngập úng, thối rễ hoặc đối với những cây chuẩn bị ra hoa kết trái không đủ chất dinh dưỡng nuôi trái vài vậy quý nhà nông hãy:
Chọn phân bón phù hợp: các loại phân hữu cơ như phân chuồng (phân gia súc, gia cầm), phân xanh, phân rác, than bùn…các loại phân vi sinh để tăng cường cải tạo đất, tăng sức đề kháng và mang lại nhiều chất dinh dưỡng cho cây.
Bón phân đúng liều lượng: trước khi bón phân thì bà con cần phải tham khảo trước khi bón: bón đúng loại phân, đúng liều lượng trên bao bì, không nên bón quá nhiều sẽ gây ra tình trạng ức chế hấp thụ chất dinh dưỡng ở cây khiến cho cây phát triển kém, cháy lá, trái nhỏ, sâu bệnh dễ tấn công.
Thời điểm bón: nên bón sau khi mưa đất ẩm sẽ giúp cây hấp thụ chất dinh dưỡng tốt nhất và không nên bón vào thời điểm 12h trưa (thời tiết quá nắng cây sẽ khó hút chất dinh dưỡng, dễ bị cháy lá.
Phòng trừ sâu bệnh
Đất trồng ẩm ướt, mưa nhiều là thời điểm sâu bệnh dễ dàng tấn công cây sầu riêng. Để bảo vệ vườn cây, Quý nhà nông nên áp dụng một số biện pháp phòng trừ như: Thường xuyên phun thuốc bảo vệ thực vật sinh học như Trichoderma, Bacillus subtilis để ngăn ngừa sâu bệnh gây hại mà không ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Bên cạnh đó, việc tuân thủ đúng kỹ thuật phun thuốc như liều lượng, thời điểm và đối tượng sâu bệnh cũng rất quan trọng.
Ngoài ra, kết hợp với các biện pháp canh tác như tỉa cành, vệ sinh vườn sẽ giúp tăng cường hiệu quả phòng trừ sâu bệnh, bảo vệ cây sầu riêng phát triển khỏe mạnh.
Cắt tỉa cây
Việc cắt tỉa cây đúng cách là một trong những yếu tố quan trọng để cây trồng phát triển khỏe mạnh và bền vững. Cắt tỉa những cành bệnh, cành khô héo không chỉ giúp cây thông thoáng hơn mà còn loại bỏ nơi trú ẩn của sâu bệnh, giảm thiểu nguy cơ lây lan bệnh tật.
Bên cạnh đó, việc vệ sinh vườn thường xuyên bằng cách thu gom lá rụng, cành cây gãy cũng rất cần thiết. Việc làm này không chỉ giúp giữ cho khu vườn luôn sạch sẽ, đẹp mắt mà còn ngăn chặn sự phát triển của các loại nấm bệnh, góp phần tăng cường sức đề kháng cho cây trồng.
Chống đổ
Việc sử dụng dây/cây bằng tre hoặc gỗ chống đổ cây cũng là một trong những yếu tố quan trọng giúp cây ngăn ngừa được tình trạng ngã cây và dễ dàng trong việc chăm sóc cây hơn.
Có thể kết hợp với phân bón lá, phân hữu cơ hoặc phân vi sinh để giúp tăng sức đề kháng của cây và nâng cao năng suất cây trồng.
Các biện pháp chăm sóc sầu riêng mùa mưa hiệu quả
Quản lý cỏ dại
Xử lý, loại bỏ cỏ dại định được xem là vai trò quan trọng cho sự phát triển của cây, tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cây sầu riêng. Quý nhà nông có thể sử các loại máy cắt cỏ chuyên dụng, liềm hoặc cuốc xới tùy vào diện tích của khu vườn và tùy loại cỏ,
Ngoài ra thì có thể trồng xen kẽ các loại cây ngắn ngày như: cây họ đậu (đậu đen, lạc, đậu xanh…), ngô…giúp cải thiện chất lượng đất và còn hạn chế được tình trạng sâu bệnh tấn công.
Trồng cây che phủ
Trồng cây che phủ mang lại nhiều lợi ích cho đất và cây trồng. Cây họ đậu và cỏ ngắn ngày giúp cải thiện chất lượng đất, giảm cỏ dại, giữ ẩm và tạo bóng mát. Đồng thời, chúng cũng là nguồn thức ăn cho côn trùng có lợi.
Một Số Lưu Ý Khi Chăm Sóc Cây Sầu Riêng Vào Mùa Mưa
Theo dõi thời tiết: luôn theo dõi dự báo thời tiết sẽ giúp quý nhà nông có các biện pháp để phòng tránh kịp thời và nhanh nhất.
Thường xuyên kiểm tra khu vườn: việc kiểm tra vườn hàng ngày sẽ giúp quý nhà nông phát hiện ra các triệu chứng của cây sầu riêng để ngăn chặn kịp thời sâu bệnh phát tán cả vườn.
Chuyên gia tư vấn: Nếu gặp khó khăn thì có thể tham khảo ý kiến của các chuyên gia tư vấn nông nghiệp, họ sẽ mang đến những giải pháp hiệu quả nhất cho khu vườn của bạn.
Việc kiểm tra vườn thường xuyên rất quan trọng cho sự phát triển của cây sầu riêng
Kết Luận
Chăm sóc sầu riêng trong mùa mưa đòi hỏi sự tỉ mỉ và kiến thức chuyên sâu. Bằng việc áp dụng các biện pháp trên như điều chỉnh lượng nước tưới, bón phân hợp lý, phòng trừ sâu bệnh kịp thời, cắt tỉa cây đúng kỹ thuật, và quản lý cỏ dại hiệu quả, bạn hoàn toàn có thể giúp cây sầu riêng phát triển khỏe mạnh, cho trái ngọt và đạt năng suất cao.
Để được tư vấn chi tiết hơn về các sản phẩm và dịch vụ nông nghiệp, cũng như giải đáp những thắc mắc liên quan đến việc chăm sóc cây sầu riêng, Quý nhà nông có thể liên hệ với Thế Giới Nông Dược qua hotline: 0865 098 698.